1. USB ports: cổng USB
2. Eithernet port: Jack cắm dây mạng
3. IEEE 1394: cổng 1394
4. Video chip: chip VGA
5. Processor (CPU): Bộ vi xử lí CPU
6. Battery connector: kết nối PIN
7. Keyboard connector: kết nối bàn phím
8. Audio jacks: kết nối âm thanh.
9. Volume control: Nút chỉnh âm thanh
10. HDD connector: kết nối ổ cứng
11. CD/DVD drive connector: kết nối ổ quang
12. Memory (RAM) slots: khe cắm RAM
Tổng hợp những lỗi Main laptop thường gặp và cách khắc phục
1. Laptop bị tê liệt hoàn toàn
Không có led báo hiệu khi nhấn nút mở nguồn hoặc khi cắm một adapter còn tốt vào máy. Lỗi này nhẹ thì có thể do giắc cắm adapter bị hở, lõng không tiếp xúc tốt gây chập mạch đứt cầu chì. Nặng thì chập nguồn, chết IC điều khiển nguồn stanby 3V3/5V… nói chung là Pan nguồn. Pan này đối với người rành về điện tử thì rất dễ nhưng sẽ rất khó khăn với các bạn mới vào nghề.
2. Laptop có nguồn không hình
Nói chung là khi bấm nút mở nguồn, có led báo hiệu, nhưng không có bất kỳ tín hiệu gì trên màn hình LCD hay xuất ra màn hình ngoài. Hoặc nếu có hình thì bị rác hình. Lỗi này đa phần do chip VGA, cần phải làm lại hoặc thay thế chip VGA mới. Cần có máy hàn chip chuyên dùng thì mới làm được. Pan này thì chủ yếu là làm chip BGA nên các bạn “khéo tay” đều có thể làm được. tôi khuyên các bạn mới nên luyện làm chip trên main pc cho nhuyễn thì khi chuyển qua làm laptop sẽ làm tốt pan này. Ngoài ra, khi laptop đã sử dụng trong một thời gian dài thì hệ thống tản nhiệt, làm mát cho các CHIP chính kém hiệu quả, cần độ lại để tăng thêm tính ổn định cho hệ thống sau khi “làm lại chip” tránh “bảo hành” lại máy. Lưu ý nếu máy chạy mà bị rác thì cần tính đến khả năng rủi ro do sơ ý có thể làm máy im luôn nên các bạn mới cũng nên xếp PAN rác hình này vào Pan khó có tính rủi ro nhé.
3. Laptop có đèn báo nguồn nhưng không có hình ảnh
Trên màn hình LCD hay xuất ra màn hình ngoài. Các đèn led thì nhấp nháy liên tục. Pan này thường do 1 thành phần nào đó bị chạm nguồn, có thể là 1 linh kiện, 1 ic hay 1 chip BGA nào đó. Pan này cũng gây không ít khó khăn cho người mới nhưng lại rất dễ với thợ điện tử kinh nghiệm.
4. Laptop hoạt động tốt với Adapter nhưng lại không sạc PIN
Dĩ nhiên có thể mạch sạc bị lỗi nhưng cái khó ở đây là máy đang chạy tốt. Nếu chưa đủ kinh nghiệm và khả năng, bạn có thể làm cho máy im luôn và phải đền máy cho khách. Nên tôi khuyên các bạn mới nên thận trọng và xếp pan này vào dạng Pan khó để tránh rủi ro nhé.Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu nhận biết Mainboard laptop bị hư hỏng và cách khắc phục để giúp bạn có thể chẩn đoán nhanh các lỗi main laptop trong quá trình sử dụng và có phương án khắc phục hiệu quả nhất cho chiếc máy laptop thân iêu của bạn.
DoctorLaptop là một trong những trung tâm chuyên Sửa Mainboard laptop uy tín tại TP.HCM. Với nguồn nhân lực chuyên viên, kỹ thuật viên giỏi Sửa lỗi Main laptop lâu năm nhiều kinh nghiệm, sẽ cố gắng khắc phục và sửa chữa chiếc laptop của bạn một cách tốt nhất và nhanh nhất có thể với thiết bị công nghệ hoàn toàn mới được xử lý khéo léo và an toàn.
Trường hợp nếu main laptop của quý khách đã qua sửa chữa nhiều lần với cùng một lỗi, hoặc main gặp những sự cố chập cháy quá nghiêm trọng, tốt nhất nên lựa chọn phương án thay mainboard laptop.
* Quý khách có thể tham khảo các dịch vụ thay mainboard laptop uy tín tại trung tâm DoctorLaptop:
+++++ NHỮNG KHÓ CHỊU CỦA CÁC BẠN ĐẢ CÓ CHÚNG TÔI DOCTORLAPTOP ++++
Doctorlaptop hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa laptop, macbook chuyên khắc phục các trường hợp mainboard laptop bị hư hỏng. Trung tâm DoctorLaptop chuyên sửa main laptop tất cả các loại thương hiệu Dell, Acer, Asus, HP ComPad, Sony Vaio, IBM, Lenovo, Toshiba, Thinkpad, Gateway, Macbook, iMac, máy tính PC.
DoctorLaptop chuyên Sửa chữa lỗi Main laptop thường gặp sau:
-
Lỗi Bios: laptop khởi động nhưng không lên hình, thường nháy hai đèn numlock và caplock.
-
Lỗi Vga: laptop khởi động nhưng không lên hình, nháy đèn caplock và đèn nguồn vẫn sáng.
-
Lỗi chip Nam: laptop không nhận nguồn, không khởi động được hoặc không nhận các thiết bị ngoại vi.
-
Lỗi I/O: laptop không nhận thiết bị ngoại vi.
-
Lỗi card sound: laptop không có âm thanh hay tiếng bị rè, nhiễu.
-
Lỗi khe Ram: laptop mở không lên hình, có tiếng bíp.
-
Lỗi card màn hình: laptop không lên hình hoặc hiển thị bị nhiễu, có sọc trên màn hình, màn hình giật, lắc.
-
Lỗi phù tụ: laptop treo máy giữa chừng, thường xảy ra do nguồn không ổn định.